Thursday, May 17, 2018

Triều Tiên nêu điều kiện nối lại hội đàm cấp cao với Hàn Quốc

Triều Tiên sẽ không đàm phán với Hàn Quốc chừng nào hai bên chưa giải quyết được các vấn đề dẫn tới hoãn cuộc gặp cấp cao trong tuần này.

Chủ tịch Ủy ban Thống nhất Hòa bình của Triều Tiên Ri Son-gwon tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4. Ảnh: AP.
Chủ tịch Ủy ban Thống nhất Hòa bình của Triều Tiên Ri Son-gwon tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4. Ảnh: AP.
Chủ tịch Ủy ban Thống nhất Hòa bình của Triều Tiên Ri Son-gwon lên án cuộc diễn tập không quân Max Thunder của không quân Mỹ và Hàn Quốc. Ông chỉ trích Quốc hội Hàn Quốc tổ chức đàm phán với "những kẻ khốn nạn" song không nêu đích danh ai, Reuters dẫn thông tin từ hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA.
Triều Tiên trước đó thông báo hủy cuộc hội đàm cấp cao với Hàn Quốc dự kiến diễn ra ngày 16/5 tại làng đình chiến Panmunjeom để phản đối cuộc tập trận. Bất chấp phản ứng của Triều Tiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo các hoạt động trong khuôn khổ cuộc tập trận Max Thunder 2018 vẫn tiến hành theo đúng kế hoạch.
Cuộc tập trận thường niên Max Thunder kéo dài hai tuần đã bắt đầu từ ngày 11/5, với sự tham gia của 100 máy bay các loại, trong đó có 8 tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ cùng các chiến đấu cơ đa năng F-15K và F-16 Hàn Quốc.
An Hồng

Phát hiện ung thư da từ một u lạ trên mũi

Nốt nhỏ trên mũi phải ông Xuân (Yên Bái) sau 5 năm đã thành khối u lớn, chiếm toàn bộ mũi và 1/3 má phải.

Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) vừa phẫu thuật tái tạo toàn bộ mũi, má cho nam bệnh nhân 61 tuổi mắc ung thư da với khối u kích thước rất lớn.
5 năm trước, ông Xuân xuất hiện khối u lạ trên vùng mũi bên phải. Ban đầu u có kích thước nhỏ khoảng 1x1 cm, sau đó ngày càng lớn dần, loét da, chảy máu gây đau và khó chịu. Gần đây khối u quá lớn, bị chảy máu thường xuyên, ông mới đi khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, sau đó được chuyển xuống Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội).
Khối u nhỏ sau 5 năm phát triển to dân, gây loét da, chảy máu. Ảnh: B.V.
Khối u nhỏ sau 5 năm phát triển to dần, gây loét da, chảy máu. Ảnh: B.V.
Theo bác sĩ, hiện khối u da kích thước lớn 7x9 cm, chiếm toàn bộ mũi (sống mũi, sườn bên sống mũi hai bên, đầu mũi, cánh mũi hai bên) và 1/3 má, mi dưới bên phải. U có ranh giới không rõ, nổi cục trên mặt da và có nhiều ổ loét, dễ chảy máu, nhiễm trùng.
Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào đáy, chưa có di căn xa, ung thư da vùng mũi, má phải. Khối u không chỉ gây đau đớn mà còn mất tính thẩm mỹ khiến bệnh nhân bị mặc cảm.
Các bác sĩ quyết định mổ cắt rộng tổn thương và tạo hình tái tạo toàn bộ mũi, má cho bệnh nhân, lấy toàn bộ khối u. Sau khi cắt, u để lại một khuyết da rất lớn khoảng 9x9 cm ở mặt gồm toàn bộ mũi, khuyết một phần má, mi dưới bên phải. Các bác sĩ đã tạo hình vùng má bằng cách sử dụng một vạt da lấy từ má bên phải xoay sang để che khuyết tổn vùng má và mi dưới; vùng mũi khuyết da được tạo hình bằng vạt da trán bên phải. Vạt này có cuống nuôi nên sức sống rất cao. Cuống nuôi vạt sẽ được cắt rời sau hai tuần khi vạt da đã được sống tốt.
Hai ngày sau ca mổ bệnh nhân đã ngồi dậy, tập đi lại và sau một tuần điều trị hiện đã được xuất viện. Ông Xuân vui mừng vì giờ không còn mặc cảm với khuôn mặt bị bệnh, cảm thấy như được tái sinh lần hai.
Bác sĩ Dương Mạnh Chiến, khoa Ngoại đầu cổ cho biết, ung thư da biểu mô tế bào đáy có thể chữa được nhờ phẫu thuật lấy rộng tổn thương. Tỷ lệ tái phát và di căn thấp. Ung thư da lớn vùng mặt đặc biệt các khối u ở nhiều đơn vị giải phẫu khác nhau như mũi, mắt, má sẽ rất khó khăn trong việc tạo hình.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
Phương Trang

Katyusha - giàn pháo phản lực từng khiến phát xít Đức khiếp sợ

Dòng pháo phản lực phóng loạt mang tên một cô gái Nga từng gieo rắc kinh hoàng cho lính Đức nhờ sức công phá ngang 70 khẩu pháo hạng nặng.

Ba xe chở Katyusha của Liên Xô tiến vào Quảng trường Đỏ trong lễ duyệt binh mừng chiến thắng ngày 24/6/1945. Ảnh: RBTH.
Ba xe chở Katyusha của Liên Xô tiến vào Quảng trường Đỏ trong lễ duyệt binh mừng chiến thắng ngày 24/6/1945. Ảnh: RBTH.
Trong báo cáo về cuộc phản công của Hồng quân Liên Xô năm 1941, một lính Đức bị bắt đã nói rằng "Hỏa lực từ tên lửa của Hồng quân khiến con người như phát điên", ám chỉ sự sức mạnh của Katyusha, loại pháo phản lực phóng loạt đầy uy lực của Liên Xô trong Thế chiến II, theo RBTH.
Katyusha được giới thiệu cho các quan chức cấp cao nhất của Liên Xô trước thời điểm Thế chiến II bắt đầu và thực sự gây được ấn tượng ngay từ loạt phóng trình diễn đầu tiên. Quyết định về việc khởi động chương trình sản xuất Katyusha được thông qua vào ngày 21/6/1941, chỉ một ngày trước khi quân đội phát xít Đức tràn qua biên giới Liên Xô.
Katyusha được phát triển hoàn toàn bí mật. Mỗi một tổ hợp Katyusha đều được gắn một thiết bị nổ để có thể tự phá hủy ngay khi có nguy cơ rơi vào tay quân Đức. Để đảm bảo đối phương không phát hiện Liên Xô sở hữu vũ khí uy lực này, các trung đoàn Katyusha khi đó được gọi là "lực lượng pháo binh".
Katyusha trong một lần khai hỏa hồi Thế chiến II. Ảnh: RBTH.
Katyusha trong một lần khai hỏa hồi Thế chiến II. Ảnh: RBTH.
Cái tên Katyusha được cho là lấy cảm hứng từ tên cô gái chờ đợi bạn trai đang phục vụ trong quân đội tại khu vực biên giới trong một bài hát nổi tiếng của Nga thời Thế chiến II. Giả thuyết khác cho rằng Katyusha là tên bạn gái của một người lính Nga chuyên sửa vũ khí, hay chữ "K" có trên khung xe là chữ viết tắt của nhà máy Komintern sản xuất vũ khí ở Voronhezh.
Tên gọi chính thức của Katyusha là BM-13, trong đó BM là xe chiến đấu và con số 13 chỉ kích cỡ của quả đạn rocket. Ngày 14/7/1941, đơn vị Katyusha đầu tiên gồm 7 tổ hợp BM-13 dưới sự chỉ huy của đại úy Ivan Flerov tham chiến tại thành phố Orsha ở Belarus bị quân Đức chiếm đóng, cách Moskva 500 km về phía tây.
Orsha là điểm tập kết hậu cần quan trọng của phát xít Đức, nơi có nhiều binh sĩ và kho chứa đạn dược. Trong trận đánh này, sau khi hủy diệt các vị trí của lính Đức, các xe phóng đạn Katyusha nhanh chóng rời đi khiến đối phương kinh hãi tột độ.
"Người Nga đã sử dụng một loại vũ khí chưa từng được biết đến. Một trận bão lửa đã thiêu cháy nhà ga Orsha, cùng toàn bộ binh lính và vũ khí. Thép đang nóng chảy và cả đất cũng đang cháy", tham mưu trưởng lục quân Đức Franz Halder viết trong hồi ký về trận đánh.
Quá nhanh, quá nguy hiểm
Khả năng gây sốc và sức tàn phá của các khẩu đội Katyusha xuất phát từ việc chúng có thể phóng đi hàng tấn chất nổ bao trùm một khu vực rộng lớn chỉ trong vài giây. Sức công phá của một loạt bắn như vậy tương đương với 70 khẩu pháo hạng nặng.
Khác với pháo truyền thống, BM-13 có khả năng cơ động nhanh để thay đổi vị trí bắn, gây khó khăn cho việc theo dõi và phản công của đối phương. Đạn Katyusha cũng được thiết kế để tạo ra ít dấu vết nhất, khiến đối phương rất khó phát hiện được vị trí bắn để phản pháo.
Từ năm 1942, Katyusha được đặt trên các xe tải Studebaker của Mỹ mà Liên Xô nhận được từ chương trình mượn vũ khí giữa hai bên. Loại xe mạnh mẽ và có tốc độ cao này rất phù hợp với hỏa tiễn Katyusha.
Sau khi chứng minh được hiệu quả, nhiều đơn vị Katyusha nhanh chóng được thành lập và gửi ra mặt trận. Đơn vị của đại úy Flerov chiến đấu cho đến đầu tháng 10 nhằm ngăn chặn quân Đức tiến tới Moskva. Khi bị bao vây ở thành phố Vyazma, đơn vị đã bắn hết rocket và phá hủy toàn bộ các tổ hợp Katyusha trước khi hy sinh.
Các binh sĩ Hồng quân Liên Xô đang nạp đạn cho một dàn Katyusha. Ảnh: RBTH.
Các binh sĩ Hồng quân Liên Xô đang nạp đạn cho một dàn Katyusha. Ảnh: RBTH.
Phát xít Đức rất háo hức tiếp cận với loại vũ khí mới của Nga, nhưng trong một thời gian dài không thể nắm bắt được bí quyết phát triển loại vũ khí này. Trở ngại lớn nhất với các kỹ sư Quốc xã là việc sản xuất loại thuốc súng đặc biệt, có thể đảm bảo cho tên lửa bay xa và ổn định nhưng không để lại bất cứ dấu vết nào.
Người Đức sau đó cho ra đời tổ hợp Nebelwerfer gồm 6 ống phóng. Tuy nhiên, hệ thống này lại có nhiều điểm yếu so với  Katyusha như số lượng đạn ít, không cơ động, tầm bắn ngắn và đặc biệt để lại rất rõ dấu vết sau mỗi lần khai hỏa.
Nguyễn Hoàng